Clip cô dâu nép mình vào cánh cổng trông theo người thân khiến dân mạng rưng rưng nước mắt

0
121

Hình ảnh cô dâu đứng nép mình bên cánh cổng nhà chồng nhìn người thân trở về khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Đám cưới là ngày vui của cô dâu chú rể, dù vậy nhiều cô gái vẫn khó lòng kìm được nước mắt, bịn rịn không nỡ rời xa bố mẹ. Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh một cô dâu đứng nép mình vào cánh cổng nhìn gia đình bên ngoại trở về nhà sau khi hôn lễ kết thúc đã khiến cộng đồng mạng không khỏi rưng rưng nước mắt.

Theo đó, sau khi các nghi thức được hoàn thành, người thân cùng quan khách lần lượt ra về. Lúc này, cô dâu lặng lẽ đứng bám víu vào cánh cổng, ánh mắt liên tục xung quanh tìm kiếm người thân bên nhà ngoại còn ở lại, gương mặt như sắp khóc. Có thể thế, cô gái đang tâm trạng hụt hẫng, tủi thân đến nhường nào. Cuối đoạn clip, một người phụ nữ đã lại gần để hỏi thăm và an ủi cô dâu.

Đoạn clip sau khi được chia sẻ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội. Đa số đều bày tỏ sự đồng cảm với tâm trạng của cô dâu mà mong rằng chú rể sẽ vỗ về an ủi để người vợ vơi đi nỗi nhớ gia đình.

Một số bình luận đáng chú ý:

“Khi hôn lễ xong, nhìn người thân lên xe về nhà bỏ lại mình ở nhà chồng, cảm thấy hụt hẫng, bơ vơ vô cùng, hiểu cảm giác của cô dâu lúc ấy”;

“Chú rể bắt cô dâu vào rửa bát là hết buồn liền, lúc đấy là máu chiến luôn chứ làm gì còn tủi thân”;

“Chúc mừng hạnh phúc của đôi trẻ nhé. Mong là chú rể sẽ hiểu được cảm xúc của vợ mà ở cạnh bên quan tâm chăm sóc”;

“Biết là không phải chia ly nhưng đã sống cùng bố mẹ hai mấy năm, giờ đến ở một căn nhà khác, làm sao mà cô dâu không tủi thân cho được”;

“Mình cũng có con gái, nghĩ đến cảnh ngày gả con đi lấy chồng đã thấy buồn rồi, chỉ mong con mãi bé bỏng trong lòng mẹ”;

“Lấy chồng gần nhà còn đỡ, lấy chồng khác tỉnh thì sau tủi thân cũng chả có thể chạy ngay về nhà ôm chặt bố mẹ được. Cô dâu thiệt thòi là vậy nên chú rể hãy bù đắp xứng đáng nhé”.

Theo Đời sống

Thương “vợ” bị chồng trước hắt hủi, người đàn ông bao bọc hai mẹ con trong cảnh nghèo khó

Không nề hà chuyện “vợ” có một con với chồng trước, anh Thành oằn mình lao động ngày đêm để lo cơm áo gạo tiền. Bé Đạt ra đời là minh chứng cho tình yêu đẹp của hai anh chị.

Trong căn phòng trọ đơn sơ của gia đình anh Bùi Văn Thành (SN 1963), nhìn đi nhìn lại, cả nhà chỉ có chiếc xe máy là tài sản giá trị nhất để anh chạy xe ôm kiếm sống. Vất vả mưu sinh từng ngày, nhưng tiếng cười của trẻ nhỏ cùng tình yêu thương giữa họ luôn xoa dịu, làm vơi đi những nhọc nhằn ấy.

Yêu thương từ những người cùng khổ

Người ta nói chị Bình (SN 1986) bị bệnh về thần kinh, tuy vậy, chị vẫn nhớ rõ những lần chịu đòn roi, hắt hủi từ gia đình chồng cũ. Còn anh Thành – một người yêu thương, hiểu và sẵn sàng theo đuổi, chính là sức mạnh kéo người phụ nữ thoát khỏi ám ảnh cuộc hôn nhân đổ vỡ.

Đối với anh Thành, sự xuất hiện của chị Bình là dấu mốc đặc biệt, chấm dứt quãng đời độc thân ở tuổi 55. Trở về Việt Nam sau 20 năm bôn ba ở nước ngoài, anh Thành chưa một lần sống đúng nghĩa cho đến khi gặp chị. Cha mẹ mất dần, nhà cửa phá sản, li tán, cộng thêm bị mất hết giấy tờ tùy thân, từ đó anh sống như người vô gia cư.

Gia đình nhỏ của anh Thành và chị Bình.

Từ ngày gặp nhau ở đền Ghềnh vào năm 2017, đến nay hai anh chị chung sống với nhau được gần 6 năm. Gặp được người phụ nữ này, quãng thời gian sống u uất của anh Thanh dần tan biến. Giờ đây, anh tập trung hết sức lực cùng thời gian để nuôi vợ, nuôi con, đặc biệt là đứa bé 6 tháng trong bụng chị Bình.

Gia đình 4 người, duy nhất anh Thành là trụ cột gánh vác với nghề xe ôm kiêm vận chuyển hàng. Từ 6h – 7h sáng mỗi ngày, sau khi cùng chị Bình chuẩn bị bữa sáng cho các con, người đàn ông này lại di chuyển đến khu vực phố cổ để chạy xe kiếm sống. Những ngày về sớm, đồng hồ cũng đã điểm 23h. Lắm khi có đợt khách bất chợt, anh cũng cố nán lại chạy đến tận 1h sáng hôm sau mới bắt đầu trở về.

Vì lao động không ngừng nghỉ ở tuổi cao, anh Thành tự nhận thấy những dấu hiệu bệnh tật xuất hiện ngày một trầm trọng, đặc biệt là căn bệnh viêm gan B. Không bi quan, song người đàn ông 60 tuổi tự cảm thấy mình chỉ có thể gắng gượng vì vợ con được 5 – 7 năm nữa. Anh nghẹn ngào tâm sự: “Vì sức khỏe quá suy kiệt. Những lúc vắng khách, ngồi trên xe 2 – 3 tiếng đồng hồ, lắm khi mắt nó cụp xuống kiệt sức. Nhiều lúc đi giao hàng, mình bê hàng vào sâu trong ngõ rồi thở như sắp chết.”

Chỉ ngồi tâm sự về cuộc đời mình và câu chuyện hôn nhân, anh Thành đã thở dốc mấy lần. Ngày làm liên tục 17 tiếng, song số tiền anh nhận được chỉ khoảng 300 – 400 nghìn đồng. Đây là một con số ít ỏi, bởi cả nhà bốn miệng ăn đều trông chờ người lao động duy nhất này.

Nỗi lo con thất học

Trước sự chăm sóc của anh Thành, bé Lê Bình Minh (SN 2012, con của chị Bình và chồng trước) đã có những mặt cải thiện về sức khỏe và tinh thần. Theo anh chị, bé Minh đã bị bệnh tăng động từ nhỏ.

Bên cạnh việc khó tiếp thu được bài vở, em có những hành động trêu chọc bạn bè và nhiều hành vi thiếu kiểm soát khác. Sau một thời gian học tập không hiệu quả, hiện Minh đang trong quá trình kiểm soát bệnh dưới sự chăm nom của bố Thành. “Tôi dự tính nuôi cháu đến năm 16-17 tuổi, sẽ cho nó đi học nghề và xóa nạn mù chữ.”, anh Thành chia sẻ.

Thương vợ bị chồng trước hắt hủi, người đàn ông bao bọc hai mẹ con trong cảnh nghèo khó - Ảnh 3.

“31/1/2019” –  trong bổn phận của người làm cha mẹ, anh Thành vẫn thường xuyên nhớ và nhắc lại ngày sinh của cậu con trai thứ 2, bé Bùi Thành Đạt. Mấy năm nay, Đạt chưa có một giấy tờ để chứng minh lý lịch ngoài tờ giấy chứng sinh.

Lo con có nguy cơ thất học, anh Thành đã tìm đủ mọi cách khắc phục. Giờ đây, gia đình chỉ chờ nhận được cái gật đến từ người anh họ hàng xa cùng mang họ Bùi. Từ đó, gia đình có thể đưa tên em vào hộ khẩu và thực hiện các giấy tờ liên quan khác. 

Theo lời kể của anh Thành, Đạt luôn là một đứa bé hiểu chuyện. Những lúc chứng kiến mẹ bị mọi người dè bỉu, em luôn xót xa: “Thương mẹ!”

Mấy năm trước, anh chị sống trong túp lều dựng ven sông (P. Bồ Đề, Q. Long Biên). Sau mấy năm làm lụng tích cóp, anh Thành để dành được khoản tiền và thuê một phòng trọ tử tế cho mấy mẹ con ở. 

Tuy nhiên, cuộc sống vẫn muôn vàn khó khăn khi chị Bình không có khả năng lao động, hai con còn nhỏ, giờ thêm cả đứa trẻ chưa ra đời. Nhìn thấy con đường phía trước luôn đầy chông gai, nhưng vì tình yêu thương và lòng trắc ẩn, người đàn ông quyết định vượt lên tất cả.

Là người sống ở đây hơn 20 năm, chứng kiến được cuộc sống của hai anh chị, anh Thanh (P. Bồ Đề) xót xa kể lại: “Gia đình thì khó khăn. Đợt Covid, nhìn nhà họ cơm chẳng thấy ăn, toàn ăn đậu. Chẳng thấy mua cái gì.”

Cũng theo ông Ngô Tiến Sĩ (P. Bồ Đề), hoàn cảnh anh Thành đặc biệt khó khăn vì không có người thân: “Tinh thần cô Bình, rồi đứa con trai đầu lại không minh mẫn, nên lại càng khó khăn hơn…”, ông chia sẻ thêm.

Cho đến nay, nhắc đến câu chuyện đôi lứa của anh Thành, người dân khu vực ngõ 22, đường Phú Viên, Q. Long Biên vừa ngưỡng mộ, vừa thương cảm. Ngưỡng mộ vì tình yêu đẹp đơm nở bất chấp mọi hoàn cảnh.

Nhưng cũng thương cảm vì cuộc sống của gia đình 4 người quá khắc khổ. Ai cũng quan tâm, liệu cuộc sống của những người như vậy bao giờ mới hết bếp bênh, có cơ hội trở mình…

Theo Trí thức trẻ

http://ttvn.toquoc.vn/thuong-vo-bi-chong-truoc-hat-hui-nguoi-dan-ong-bao-boc-hai-me-con-trong-canh-ngheo-kho-82022295145233370.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here