Treo biển ‘Chuyến xe 0 đồng’ đưa người về quê nhưng lại thu tiền vé 2-3 triệu đồng/người

0
638

Thừa Thiên Huế sẽ xử lý nghiêm những xe khách trá hình, đội lốt “Chuyến xe 0 đồng’ đưa người về quê vi phạm Công điện 1036 của Thủ tướng Chính phủ.

Những xe trá hình chở người từ nơi đang thực hiện Chỉ thị 16 về Thừa Thiên Huế. Ảnh: Lê Hiếu/VOV

Ngày 5/8, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế cho báo Pháp luật TP.HCM (PLO) biết đã phát hiện nhiều chuyến xe chở khách từ các tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16 về Thừa Thiên Huế, vi phạm công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế nói trên VOV: Các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều xe dịch vụ đưa người từ các tỉnh, thành phố vùng dịch về địa phương dưới danh nghĩa “chuyến xe 0 đồng”, “xe miễn phí”.

Các phương tiện này dừng trả khách trước các chốt kiểm soát và quay đầu, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

“Tình trạng mấy chiếc xe dịch vụ bây giờ quá phức tạp, bây giờ họ trá hình về và bất chấp chỉ thị của Chính phủ. Các xe này cứ thả người dân đóng tiền để chở về, cứ làm từng đoàn mỗi lần chở về 5-7 người, thậm chí 20- 30 người”, ông Sơn nói với nguồn trên.

Treo băng rôn “chuyến xe 0 đồng”, “xe miễn phí” nên khi bị lực lượng chức năng lập biên bản, nhiều lái xe nói mình đang làm thiện nguyện. Tuy nhiên, phản ánh của hành khách trên xe thì hoàn toàn ngược lại. Họ cho biết nhà xe đã thu mỗi khách từ 2-3 triệu đồng cho một chuyến về quê.

Chị Huỳnh Thị Điệp (quê ở huyện Phú Lộc, Thừa Thừa Huế) – đi ra trên chiếc xe 51B-13357 cho báo Lao Động biết, chị được người quen giới thiệu, hoặc ai có nhu cầu thì lên các nhóm hội lấy số nhà xe liên lạc, nhà xe báo giá, thấy hợp lí thì sẽ đặt xe đi.

“Dịch quá nên phải mượn tiền ra, tình hình như này nhà xe báo giá bao nhiêu thì trả bấy nhiêu chứ không trả giá được. Bình thường từ TP.HCM ra Huế chỉ hơn 500 ngàn, nhưng lần này nhà xe thu giá 2 triệu/người.

Nhà xe bắt trả tiền trước một ít để người ta đổ xăng, đi được một đoạn thì người ta bắt chuyển thêm, ra gần tới Huế nhà xe bắt chuyển hết mới chở ra Huế, xe tôi đi có 18 người với số tiền 32 triệu”, chị Điệp nói với nguồn trên.

Nhờ treo những “băng rôn ân tình” như thế nên các xe này đã được lực lượng kiểm tra trên đường tạo điều kiện lưu thông. Cho đến khi các chuyến xe đó đến địa phận phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và được lực lượng CSGT kiểm tra đã phát hiện hành vi sai phạm của những người này.

Sau khi đã tiến hành các thủ tục cần thiết, lực lượng chức năng đã những người đi trên những chuyến xe này lên huyện Nam Đông cách ly tập trung. Các lái xe phải chi trả phí cách ly.

Theo PLO, địa phương này sẽ kiên quyết xử lý hành vi vi phạm nguyên tắc phòng, chống dịch của cá nhân, tổ chức liên quan đến các loại phương tiện này nhằm thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Công điện số 1063 về phòng, chống dịch Covid-19 của Thủ tướng ban hành ngày 31/7 yêu cầu 19 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày. Công điện đặc biệt nhấn mạnh: “Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép)”.

Theo Tổ quốc

Nguồn: http://toquoc.vn/treo-bien-chuyen-xe-0-dong-dua-nguoi-ve-que-nhung-lai-thu-tien-ve-2-3-trieu-dong-nguoi-8202158164457139.htm

Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19

Trên khoảng đất trống rộng lớn vừa được san lấp, hàng trăm công nhân cùng nhiều thiết bị cơ giới đã ngày đêm thi công bệnh viện dã chiến tại quận Hoàng Mai để sớm đưa vào sử dụng, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch.

Tại khu vực ngõ 587 Tam Trinh, hàng trăm công nhân đang tiến hành xây dựng bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 1.

Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch được xây dựng tại ngõ 587 Tam Trinh

Bên trong công trường, nhiều xe lu, xe tải trọng lớn chở đất đá, cát nối đuôi vào, ra công trường thi công bệnh viện dã chiến có quy mô lớn với hàng trăm công nhân.

Tất cả mọi người dù phải làm việc trong thời tiết nóng bức nhưng đều trang bị khẩu trang trong suốt thời gian thi công, đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Theo đơn vị thi công, khi công trình gần xong cơ bản sẽ tiến hành mắc điện nước và chuyên chở các vật tư y tế vào bệnh viện.

Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 2.
Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 2.
Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 2.
Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 2.

Phía bên trong công trường

Theo một nhân viên làm việc tại đây cho biết, bệnh viện dã chiến này được bắt đầu xây dựng từ trước thời điểm Hà Nội ban hành Chỉ thị yêu cầu giãn cách xã hội. Bệnh viện được xây dựng với quy mô từ 500 – 700 giường.

Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 3.

Quy mô bệnh viện từ 500 – 700 giường

Theo dự kiến, bệnh viện dã chiến này có thể đưa vào sử dụng cuối tháng 8 để điều trị cho những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Do đó, để đảm bảo tiến độ, hiện nay có hơn 400 công nhân đang làm việc 24/24 để hoàn thành đúng tiến độ.

Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 4.
Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 4.
Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 4.

Toàn thể cán bộ công nhân cố gắng hoàn thành việc thi công đúng tiến độ

Trước đó, để đảm bảo cho việc thi công đúng tiến độ, các đơn vị chức năng đã sửa chữa lại một phần đường dẫn vào dự án để thuận lợi cho các phương tiện, máy móc thi công có thể ra vào. Được biết, đơn vị chính thực hiện dự án bệnh viện dã chiến này là nhà thầu Delta.

Ảnh: Hà Nội thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 5.

Công nhân tại công trường làm việc về đêm

Ông Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đã đề nghị các sở, ban, ngành thành phố và các tỉnh lân cận tạo điều kiện để người, phương tiện, vật tư, thiết bị có thể ra vào và lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/anh-ha-noi-than-toc-xay-dung-benh-vien-da-chien-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-16121300716535385.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here