Thai phụ mắc Covid-19 mất con khi đang điều trị, trải qua 45 ngày thở máy, 16 ngày ECMO và sự hồi phục “kì diệu”

0
127

Gần 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 10 lần lọc máu, 45 ngày thở máy, 16 ngày ECMO, thai bị chết lưu, người mẹ đã hồi phục ngoạn mục và được xuất viện, chuyển tuyến cơ sở để tiếp tục theo dõi.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân V.T.N., nữ, 35 tuổi, trú tại huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An là một trong những ca bệnh nặng, nguy kịch, vừa được công bố khỏi bệnh.

Chị N. mắc bệnh vảy nến, mang thai 22 tuần, do có yếu tố dịch tễ nên được cách ly và có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 ngày 28/5. Sản phụ được chuyển đến Bệnh viên Đa khoa Bắc Giang trong tình trạng suy hô hấp tăng, phải đặt ống nội khí quản, thở máy tối ưu và can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

Chị được chuyển gấp lên Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chiều 2/6, trong tình trạng duy trì thuốc an thần, vận mạch, thở máy qua ống nội khí quản, duy trì hệ thống ECMO, trên da toàn thân nhiều ban dát tổn thương vảy nến.

Các bác sĩ chỉ định siêu âm đánh giá tình trạng thai nhi và lọc máu hấp phụ độc tố Cytokines lần thứ nhất.

Thai phụ mắc Covid-19 mất con khi đang điều trị, trải qua 45 ngày thở máy, 16 ngày ECMO và sự hồi phục kì diệu - Ảnh 1.

Chị N. được xuất viện sau gần 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: BVCC)

Trong 11 ngày (từ 2/6 đến 13/6), bệnh nhân được lọc máu hấp phụ độc tố Cytokines 6 lần. Bệnh tiến triển chậm, tổn thương phổi chậm hồi phục, rối loạn đông máu nặng nề. Thai nhi được bác sĩ sản khoa theo dõi sát sao hàng ngày, đánh giá qua thăm khám và siêu âm, cân nặng tương ứng với tuổi thai. Do tình trạng mẹ quá nặng và thai còn nhỏ tuổi, bác sĩ sản khoa có tiên lượng xấu đối với thai nhi.

Ngày 16/6, sản phụ có tình trạng chảy máu nhiều qua sonde tiểu, siêu âm có nhiều máu cục tại bàng quang, xét nghiệm tổng phân tích máu cho kết quả mất máu nặng, tiểu cầu giảm nặng. Bệnh nhân sốc mất máu và nguy cơ tử vong do chảy máu.

Bác sĩ hồi sức kết hợp bác sĩ ngoại khoa nội soi bàng quang lấy máu cục tại giường và rửa bàng quang liên tục. Thông qua nội soi bác sĩ đã tìm thấy điểm chảy máu tại cổ bàng quang, từ đó điều trị nội khoa cầm máu, truyền khối hồng cầu cấp cứu và truyền các chế phẩm của máu để bổ sung yếu tố đông máu, kết hợp lọc máu liên tục đảm bảo cân bằng nội môi trong cơ thể.

Ngày 17/6, bệnh nhân kết thúc ECMO thành công sau 16 ngày điều trị tích cực. Chức năng phổi cải thiện chậm, qua thăm khám đánh giá hàng ngày bác sĩ phát hiện thai 23 tuần tuổi bị chết lưu. Bệnh nhân trong tình trạng sốc mất máu nặng, sốt cao, phù toàn thân, bác sĩ tiếp tục chỉ định lọc máu liên tục, thở máy tối ưu trong ARDS, cầm máu bàng quang nội khoa, kết hợp điều trị kháng sinh, kháng nấm.

Ngày 21/6, sau hội chẩn về tình trạng thai lưu, các bác sĩ kết luận chưa can thiệp sẩy thai lưu do nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng cho mẹ. Bệnh nhân được theo dõi sát sao từng diễn biến trên lâm sàng và xét nghiệm.

Ngày 24/6, bệnh nhân chuyển dạ tự nhiên, bác sĩ chuyên khoa sản theo dõi sát sao, đỡ rau và thai lưu, kiểm soát tử cung. Sau sảy thai lưu, bệnh nhân được đảm bảo về hô hấp, tuần hoàn.

Đến ngày 16/7, sau 45 ngày thở máy và chăm sóc tích cực, bệnh nhân tiến triển tốt, chức năng phổi hồi phục, cơ lực tốt, có thể vận động nhẹ tại giường. Bác sĩ cho bệnh nhân cai máy thở, tự thở tốt. Tình trạng chảy máu bàng quang sau 1 tháng điều trị cầm máu nội khoa đã tạm thời ổn định, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Ngày 23/7, sau 51 ngày chăm sóc tích cực, với 10 lần lọc máu, 45 ngày thở máy, 16 ngày ECMO, bệnh nhân hồi phục tốt, tự thở khí phòng, tự đi lại được, xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 3 lần liên tiếp, được chuyển tuyến cơ sở để theo dõi tiếp.

Thạc sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa HSTC cho biết, đây là ca bệnh ECMO thứ 3 hồi phục ngoạn mục và xuất viện. Hiện Khoa còn 20 bệnh nhân nặng, trong đó 17 người thở máy và 4 người can thiệp ECMO.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Khẩn thiết kêu gọi lực lượng y tế mọi thành phần tự nguyện tham gia chống dịch Covid-19

Sở Y tế TP.HCM và Bộ Y tế kêu gọi những người liên quan ngành đến y tế, sức khỏe tại TP.HCM và trên cả nước tình nguyện tham gia  phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM.

TP.HCM đang căng mình chống dịch Covid-19. /// ẢNH: NGỌC DƯƠNG

TP.HCM đang căng mình chống dịch Covid-19.

ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Chiều 24.7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM đã có thư ngỏ huy động lực lượng y tế mọi thành phần tham gia chống dịch Covid-19.

“Thân gửi các anh chị em đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế tại TP.HCM, cùng các đồng nghiệp gần xa”, bức thư ngỏ mở đầu.

Trong thư, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết sự bùng phát dịch Covid-19 do biến chủng vi rút Delta tại TP.HCM trong thời gian qua đã gây ra những tác động mạnh đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội của TP và gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Sự nỗ lực cố gắng không quản ngày đêm, chung tay cùng TP chống dịch luôn được sự ghi nhận, trân trọng và biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.

Hiện tại nhờ nỗ lực của TP và sự chi viện của cả nước, các hoạt động kiểm soát và khống chế dịch bệnh đang được tích cực thực hiện, nhưng sự phát tán của vi rút SARS-CoV-2 vẫn còn, công tác điều trị gặp khó khăn và quá tải.

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM khẩn thiết kêu gọi toàn bộ hệ thống y tế công, tư, Hội Y học TP.HCM, các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế, các chuyên gia, nhân viên y tế đang làm việc và đã nghỉ hưu, các lương y, giảng viên, sinh viên tại các trường đào tạo, dạy nghề thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe tham gia vào các hoạt động chống dịch tại TP.HCM.

“Với trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần tương thân tương ái và tấm lòng thương yêu đồng bào, chúng ta hãy cùng chung tay hỗ trợ công tác chống dịch, tư vấn và trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh”, Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi.

Trước đó, ngày 22.7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng có văn bản gửi các tổ chức hội trên địa bàn TP, các quận huyện, các đơn vị trực thuộc về việc huy động bổ sung lực lượng phòng, chống Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, đối tượng kêu gọi tình nguyện gồm lực lượng tế về hưu, thành viên hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế trên địa bàn TP có đủ sức khỏe; dược sĩ, điều dưỡng, quân y làm việc tại các đơn vị trên địa bàn TP; sinh viên ngành y tế; nhân viên thực hành, thực tập ở các đơn vị y tế. Những người có bằng lái xe tham gia vận chuyển hàng hóa, ca nhiễm, nghi nhiễm…

Những người tình nguyện tham gia, tùy vào chức năng, nhiệm vụ sẽ được phân công công việc phù hợp như: khám bệnh, lấy mẫu, xét nghiệm, truy vết… Ngoài ra được tiêm vắc xin Covid-19, được hưởng các chế độ tình nguyện viên theo quy định.

Để tham gia vào những hoạt động này, đăng ký với phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế TP.HCM theo số điện thoại 028.39309967 hoặc 0907.574.269.

Theo Thanh niên

Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương

Hình ảnh các chiến sĩ Bình Dương ngồi co ro trong chốt kiểm soát dịch dưới cơn mưa đêm lạnh lẽo được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người xót xa.

Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đang có những diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao mỗi ngày.

Đặc biệt, tại khu vực tỉnh Bình Dương nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lại giáp ranh với TP.HCM, việc kiểm soát lượng người và phương tiện ra vào tỉnh càng trở nên cấp thiết.

Do vậy, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Bình Dương đã thành lập hàng loạt chốt kiểm soát phòng, chống dịch. Các chốt này được đặt tại cửa ngõ, tuyến đường Quốc lộ, đường lớn ra – vào tỉnh. Lực lượng tại chốt phải căng mình làm nhiệm vụ với quyết tâm kiểm soát tốt dịch bệnh.

Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 1.
Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 1.
Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 1.

Trận mưa lớn khiến nước tràn vào khu vực chốt kiểm soát, thậm chí nhiều lều bạt bị gió thổi tung

Mới đây, trên mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh cho thấy sự khó khăn, vất vả của các cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát trong một đêm mưa lớn khiến nhiều người xót xa.

Theo đó, trận mưa to kèm gió lớn đã thổi tung lều bạt dựng tạm, khiến các chiến sĩ dầm mưa ướt nhẹp. Thậm chí, nhiều cán bộ chấp nhận chịu ướt, ngồi co ro nép mình vào một góc lều để tránh bị mưa tạt.

Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 2.

Thậm chí, một cành cây gãy đổ còn đè thẳng lên khu vực dựng chốt kiểm soát

Có thể thấy, các lực lượng tuyến đầu chống dịch hết sức vất vả khi phải túc trực cả ngày lẫn đêm để kiểm soát người và phương tiện ra – vào tỉnh. Dẫu mưa dầm hay nắng cháy nhưng các lực lượng chức năng vẫn kiên trì bám chốt để hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Những cơn mưa đêm dù lạnh lẽo, song không làm nao lòng lực lượng làm nhiệm vụ các ở chốt kiểm soát.

Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 3.
Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 3.
Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 3.
Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 3.

Mưa lớn khiến các cán bộ tại chốt kiểm soát co ro, ướt nhẹp nhưng vẫn kiên trì bám chốt để kiểm soát các phương tiện ra – vào khu vực

Ngay sau khi những hình ảnh trên được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và khiến nhiều người xót xa.

“Nhìn mà thấy xót xa, dịch bệnh tràn lan dân mình khổ vì miếng cơm manh áo, nhưng những người tuyến đầu chống dịch họ còn khổ hơn mình gấp trăm lần vì phải xa gia đình con cái để đi làm nhiệm vụ, nhiều lúc nhớ nhà mà không dám về, dịch bệnh rình rập mọi lúc mọi nơi. Chưa kể thêm ngày nắng gay gắt và những hôm mưa tầm tã vẫn phải ngồi trực chốt không rời. Mong các anh có nhiều sức khoẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ”, tài khoản D.L chia sẻ.

Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 4.
Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 4.
Xót xa hình ảnh cán bộ co ro trong mưa lạnh, trắng đêm kiên trì bám chốt chống dịch Covid-19 ở Bình Dương - Ảnh 4.

“Đêm qua Bình Dương mưa to gió lớn lắm luôn, nằm trong nhà thấy gió đập cửa còn giật mình mà các anh thì chỉ có trú trong mấy cái lều dựng tạm. Nhìn mà thương quá, mong dịch bệnh sớm qua để cuộc sống trở lại bình thường. Chúc các anh bình an và có nhiều sức khoẻ”, một bạn khác bày tỏ.

Theo Pháp luật & bạn đọc

Nguồn: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/xot-xa-hinh-anh-can-bo-co-ro-trong-mua-lanh-trang-dem-kien-tri-bam-chot-chong-dich-covid-19-o-binh-duong-162212507105005277.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here