KHẨN: 2 tỉnh thành thông báo cho học sinh tạm dừng đến trường sau 4 ngày khai giảng

0
122

Mới đây, đã có thêm 2 tỉnh thành thông báo cho học sinh dừng đến trường, tiếp tục việc học trực tuyến là: Đắk Nông và Kiên Giang.

1. Đắk Nông

Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông đã ra thông báo cho toàn bộ học sinh trên địa bàn tạm thời nghỉ học từ ngày 7/9 cho đến khi có thông báo mới.

Đối với trường Dân tộc nội trú các huyện và Trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Long, tổ chức cho các em ở lại trường và phải quản lý chặt chẽ học sinh. Đối với Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh cho số học sinh ở nội trú về lại địa phương và yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Trước đó, vào ngày 5/9, trước khi tổ chức lễ khai giảng năm học 2021-2022, Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Đắk R’Lấp đã tổ chức test nhanh kháng nguyên cho học sinh và phát hiện em T.D (trú xã Quảng Tín) dương tính với SARS-CoV-2, đến chiều cùng ngày học sinh này có kết quả khẳng định dương tính. Xã này sau đó cũng ghi nhận thêm các ca F0, trong đó, có nhiều học sinh của 1 trường tiểu học có tham dự lễ khai giảng.

2. Kiên Giang

Ngày 6/9, UBND gửi công văn thông báo cho học sinh 8 huyện, TP đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 (An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Gò Quao, Giồng Riêng, Tân Hiệp, Kiên Hải, Phú Quốc) được đến trường từ ngày 13/9. Còn với 7 huyện, TP còn lại đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thì tiếp tục dạy và học trực tuyến đối với học sinh lớp 9 và 12.

Song mới đây, ngày 8/9, UBND tỉnh Kiên Giang lại ra thông báo: 8 huyện, TP đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 vẫn tiếp tục tạm dừng đến trường từ ngày 13/9.

Đến ngày 20/9, nếu tình hình dịch bệnh kiểm soát sẽ cho học sinh các cấp đi học trở lại.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Mọi hàng hóa, dịch vụ đều tăng trừ thu nhập: Rau, quả, thịt đến tay người tiêu dùng đội giá 4- 5 lần

Trong khi rau củ quả, trái cây, heo gà, thủy hải sản… đầu nguồn giá rớt thê thảm, thì khi đến tay người tiêu dùng đã đội lên gấp 4 – 5 lần, thậm chí gấp 10 lần.

Giá nhiều mặt hàng thủy sản tại trại nuôi giảm mạnh, trong khi giá bán lẻ đến tay người dân trong mùa dịch tăng mạnh /// Ng.Nga

Giá nhiều mặt hàng thủy sản tại trại nuôi giảm mạnh, trong khi giá bán lẻ đến tay người dân trong mùa dịch tăng mạnh

NG.NGA

Xà lách Đà Lạt 4.000 đồng/kg, về TP.HCM 40.000 đồng/kg

Sáng sớm 8.9, trên nhóm ngành lương thực thực phẩm TP.HCM, anh Nguyễn Văn Bình là hội viên Hội Doanh nghiệp Q.5 (TP.HCM) nhắn tin nhờ mọi người “giải cứu” giúp bà con ở Tây Ninh 100 tấn nhãn da bò đang vào vụ thu hoạch. Anh Bình cho biết, do cửa khẩu đường bộ xuất nhãn từ Tây Ninh sang Campuchia bị đóng vì phòng chống dịch, nên đến vụ thu hoạch, các nhà nông không bán hàng được. Giá sỉ bao luôn phí vận chuyển từ Tây Ninh về TP.HCM là 12.500 đồng/kg nếu mua 100 kg, 11.500 đồng/kg nếu mua 500 kg và 11.000 đồng/kg nếu mua 1.000 kg… Anh Bình cho biết thêm: “Nếu anh chị nào có xe vào đến tận vườn, giá có thể giá rẻ hơn nữa, chỉ khoảng 9.000 đồng/kg”. Như vậy, phí vận chuyển mỗi ký nhãn cho đoạn đường 100 cây số từ Tây Ninh về TP.HCM hết 2.000 – 3.500 đồng/kg. Thế nhưng giá bán lẻ nhãn da bò tại TP.HCM ngày 8.9 cao gấp 4 lần so với giá nhà vườn, từ 40.000 – 45.000 đồng/kg.

Mọi hàng hóa, dịch vụ đều tăng trừ thu nhập: Rau, quả, thịt đến tay người tiêu dùng đội giá 4- 5 lần  - ảnh 1

Rau củ tại Đà Lạt giá rất thấp, nhưng vận chuyển về TP.HCM trong bối cảnh giãn cách xã hội vì dịch bệnh, giá tăng gấp 4 – 5 lần

Với các loại rau củ quả, giá từ nhà vườn đến tay người tiêu thụ còn chênh lệch kinh khủng hơn. Cũng trên nhóm kết nối lương thực thực phẩm TP.HCM, ngày 8.9, chị Lê Trinh cũng thông tin nhờ “giải cứu” 40 tấn khoai tây Đà Lạt của một nhà vườn đang vào mùa thu hoạch với giá bán sỉ giao hàng tại nhà là 17.000 đồng/kg. Tương tự, chị Tăng Thị Hồng (Vĩnh Long) cũng cho biết địa phương đang cần giải cứu các loại rau ăn lá với số lượng 1.000 kg trở lên, cước vận chuyển về TP.HCM 1.000 đồng/kg. Theo đó, đậu bắp giá 8.000 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/kg, bồ ngót 7.500 đồng/kg, cải nhún 7.000 đồng/kg, dưa leo 9.000 đồng/kg, mướp 9.000 đồng/kg. Thế nhưng giá bán lẻ đến tay người dùng từ trong siêu thị cho đến chợ online lại đội lên trời với giá đậu bắp 33.000 đồng/kg, mồng tơi 34.000 đồng/kg, cải nhún 35.000 đồng/kg, cao hơn gấp 4 lần.

Bà Nguyễn Thị Hiếu (chủ vựa rau củ tại Đà Lạt) thông tin: Giá các loại rau ăn lá như xà lách, tần ô, bó xôi, rau cần… đã làm sạch chỉ 3.000 – 4.000 đồng/kg (trước 6.000 – 8.000 đồng); bắp cải, cà rốt, lơ xanh… 7.000 – 8.000 đồng/kg, cà chua 4.000 – 5.000 đồng/kg (trước 8.000 đồng/kg). Nếu tính luôn giá cước vận chuyển, rau củ Đà Lạt chở về TP, giao tận nhà bao gồm cước phí rồi cũng chỉ 6.000 – 11.000 đồng/kg, trong khi giá bán lẻ tại TP.HCM lên đến 30.000 – 40.000 đồng/kg, cao gấp 4 – 5 lần.

Mọi hàng hóa, dịch vụ đều tăng trừ thu nhập: Rau, quả, thịt đến tay người tiêu dùng đội giá 4- 5 lần  - ảnh 2

Nhiều doanh nghiệp vẫn mua được rau muống giá 4.000 đồng/kg tại nhà vườn về bán giá vốn cho người dân trong mùa dịch

Heo hơi rớt giá, heo thịt vẫn tăng gấp đôi

Có một thực tế là suốt 2 tháng qua, hầu hết các mặt hàng nông sản nào đến vụ thu hoạch đều bị rớt giá. Thanh long ở Tiền Giang giá bán tại ruộng 2.500 – 4.000 đồng/kg, bán lẻ tại TP.HCM 17.000 – 20.000 đồng/kg; bưởi da xanh Bến Tre rớt giá 25.000 đồng/kg, cùng thời điểm, giá bán tại TP.HCM là 55.000 đồng/kg. Thịt heo giải cứu tại Đồng Nai giá 100.000 đồng/kg, lên TP.HCM giá 180.000 – 230.000 đồng/kg. Đáng nói, giá heo hơi từ đầu đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đến nay giảm đến 20.000 đồng, từ 70.000 đồng xuống 50.000 đồng/kg, tuy nhiên, giá bán lẻ thịt heo đến tay người dân chưa hề giảm một đồng nào. Thậm chí, vào những ngày các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền đóng cửa, giá thịt heo còn tăng đến chóng mặt. Tôm nuôi tại Long An, Tiền Giang giá 110.000 – 120.000 đồng/kg, cùng loại bán tại TP.HCM 240.000 – 250.000 đồng/kg; cua Cà Mau 220.000 đồng/kg, giá lên TP giá 380.000 đồng/kg…

Không chỉ với thực phẩm tươi sống, ngay thực phẩm khô như các loại bún, mì đều tăng từ 50 – 100% trong vòng 1 tháng qua. Chẳng hạn, bún tươi Safoco trước khi dịch xảy ra giá 16.000 – 17.000 đồng/gói 300 gram, nay lên 29.000 đồng/gói 300 gram. Trên các trang thương mại điện tử như Sendo, Lazada, Shopee, giá cũng tăng từ 22.000 – 27.000 đồng/gói trong nửa tháng qua. Với các loại bột mì, bột gạo, bột chiên giòn… khi trong siêu thị không còn hàng, trên thị trường tự do, giá tăng gấp đôi, từ 18.000 – 20.000 đồng/kg lên 40.000 đồng/kg; nước mắm Nam Ngư chai 25.000 đồng tại tiệm tạp hóa, nay 45.000 đồng…

Đừng đổ lỗi cho khâu vận chuyển

 Bà Nguyễn Thị Hiếu (chủ vựa rau củ tại Đà Lạt) khẳng định: “Giá bán lẻ rau đến tay người tiêu dùng thành phố tăng gấp 5, gấp 10 thực tế khâu bán lẻ “ăn dày” chứ chưa phải do phí vận chuyển”. Bà dẫn chứng, cước chở rau từ Đà Lạt về miền Tây và TP.HCM tăng gấp đôi, từ 1.500 đồng/kg lên 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, rau mua tại vườn quá rẻ, nên giá bán cũng thấp hơn trước nhiều. Trong mùa dịch, nhà vườn kiếm được người mua hàng đã khó nên họ chấp nhận bán giá thấp khi vào vụ. Chúng tôi là “con buôn”, dân bán thấp, mình bán thấp vì muốn bán được nhiều hàng. Nhưng thấy giá bán lẻ tại TP như vậy là rất khó chấp nhận. Mỗi ký xà lách người trồng và người vận chuyển chia nhau 6.000 – 7.000 đồng, một ký bắp cải cũng chia nhau trong 10.000 đồng, trong khi người mua về ăn giá 35.000 – 40.000 đồng. Giả sử trừ thêm các phí vận chuyển nội thành 10.000 đồng/kg thì người bán vẫn lãi 20.000 – 25.000 đồng một ký xà lách. Mức lãi khủng khiếp quá!”, bà Hiếu nói.

Mọi hàng hóa, dịch vụ đều tăng trừ thu nhập: Rau, quả, thịt đến tay người tiêu dùng đội giá 4- 5 lần  - ảnh 3

Giá một số mặt hàng rau củ trong siêu thị thấp hơn giá bán chợ online nhiều, tuy nhiên vẫn chênh lệch khá cao so với giá từ nhà vườn

NG.NGA

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho rằng, rau củ là mặt hàng “thiết yếu hơn cả thiết yếu”, bữa ăn có thể thiếu thịt nhưng rau rất khó bỏ. Thế nhưng thời gian qua, rau củ tăng giá vô tội vạ. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp “tay ngang” mua rau làm từ thiện từ vườn chỉ với giá 4.000 đồng/kg trong khi siêu thị bán 40.000 đồng/kg, gấp 10 lần. “Trong mùa dịch, ai cũng hiểu toàn dân khó khăn, thu nhập giảm sút. Việc vận chuyển rau về TP có khó khăn hơn. Thế nhưng, không thể lấy lý do đó để bán cao gấp 4 – 5 lần như vậy”- ông Phú bức xúc và nhấn mạnh : “Đây là những con số biết nói mà trách nhiệm thuộc về chính quyền và ngành công thương địa phương. Tôi nhớ kế hoạch giãn cách của các địa phương phía nam gần đây giao trách nhiệm của các sở ban ngành nhưng không nêu vấn đề quản lý giá. Điều này có nghĩa là chính quyền chấp nhận thả cho giá tự do tăng, miễn có hàng hóa về cho người dân là quý rồi. Như vậy, việc giá tăng cao, neo ở mức cao và khó giảm như trước là điều có thể xảy ra”.

Từng theo dõi tỷ lệ chiết khấu của một số siêu thị, ông Phú khẳng định: Nhà sản xuất phải chi quá nhiều phí để đưa hàng vào siêu thị. Mức chiết khấu cứng là từ 20 – 30%, cộng thêm phí đứng đầu kệ, phí tạo mã, phí sinh nhật… “Thật khó để chấp nhận trong mùa dịch, một bó rau chênh lệch giá bán từ ngoài cửa siêu thị vào trong lên đến 30%. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam là chúng ta chăm chút khâu sản xuất, thế nhưng lợi nhuận rơi vào trung gian và bán lẻ. Như vậy, có cần xem lại luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị hay không?”.

Theo Thanh niên

Được bán mang về, phở, bún, bánh mì… tại TP.HCM vẫn khó mở

Từ hôm qua (8.9), TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về.

Khan hiếm shipper, giá giao hàng tăng vọt /// CAO AN BIÊN

Khan hiếm shipper, giá giao hàng tăng vọt

CAO AN BIÊN

Theo quy định của UBND TP, các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Trong đó, điều kiện kèm theo là người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin phòng, chống Covid-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tô bún bò vỉa hè sẽ lên hơn 100.000 đồng chưa kể phí ship

Gần 5 tháng mong mỏi từng ngày được mở cửa trở lại, song, sau khi thành phố cho phép một số hoạt động kinh doanh được mở bán, chị Nga (chủ quán bún bò tại P.Tân Quy, Q.7) vẫn chưa thể bán hàng lại ngay. Theo chị Nga, thứ nhất, do nguồn nguyên liệu bây giờ mua rất khó. Mối lấy hạt nêm, bột ngọt, gia vị bún bò, đường phèn…mà chị thường lấy ở chợ Cầu Muối (Q.1) nghỉ chưa bán lại nên không có hàng. Trong khi đó, với quy định shipper chỉ được giao hàng trong nội quận như hiện nay, nếu chị đặt mua online thì giá cao và phải tốn tiền ship. Thứ 2, nguyên liệu như thịt bò, gân bò…xương heo, giò heo… thường lấy mối ở Chợ Xóm Chiếu Q.4, giờ shipper không được chạy liên quận nên cũng đành “bó tay”. Chưa kể các loại rau muống bào, bắp chuối bào, giá và các loại rau thơm rất khó mua, tăng giá gấp 2 gấp 3 lần, trong khi bán mang về ngày cũng chỉ được 20 – 30 % so với bình thường nên chị Nga quyết định chưa mở cửa bán lại.

“1 ngày phải test Covid 2 lần, e bị viêm xoang mũi dị ứng, mỗi lần chọt vô là nó hành sổ mũi luôn cả ngày. Đã khổ thế rồi mà bán chẳng được lời lãi gì, bán giá cao lên xíu thì người ta bảo mình lợi dụng dịch để chém. Nói tóm lại là em chưa bán được, chờ thêm chút xem sao” – bà chủ quán bún bò chia sẻ.

Tương tự, chị Diễm Châu (TP.Thủ Đức) cũng là người bán thực phẩm, thức ăn nấu sẵn qua mạng, cho rằng quy định các quán ăn bán mang về nhưng lại yêu cầu shipper không được giao hàng liên quận là quá ngặt. Hiện nay, do thiếu shipper nên nếu có người nhận giao thì phí rất đắt, không bán được số lượng nhiều. Chi phí vận chuyển tăng cao, giá thực phẩm đội lên cao ngất đẩy giá bán cũng vọt lên.

“Chẳng hạn, hành lá hiện nay bán 80.000 – 100.000 đồng/kg, tăng hơn 3 – 4 lần trước khi giãn cách. Vậy nên nếu trước đây 1 tô bún bò giá từ 35.000 – 60.000 đồng, nay chắc 1 tô phải từ 70.000 – 120.000 đồng, chưa bao gồm phí ship, thì ai dám bán? Bởi người mua được giá này chắc hiếm lắm nên thôi, nghỉ cho khỏe” – chị Châu nói.

Trong khi đó, nhiều bà chủ quán cơm tấm, phở, hủ tiếu tại Quận 4, Quận 7 cho biết cũng chưa thể mở lại bán hàng vì không có chỗ ăn, ngủ cho người làm để đáp ứng được yêu cầu “3 tại chỗ”.

Cần nới lỏng hoạt động của shipper

TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP.HCM nhận định đây là giai đoạn đầu tiên thí điểm mở cửa, thành phố cần có những bước đi thận trọng. Trong bối cảnh hiện nay, khi tỷ lệ bao phủ đầy đủ 2 mũi vắc xin còn chưa đạt như mong muốn, việc đảm bảo nguyên tắc kiểm soát theo địa chỉ cố định là điều cần thiết. Bên cạnh đó, do còn nhiều lo ngại về việc di chuyển không an toàn, điều kiện yêu cầu các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ” hoặc kiểm soát quãng đường di chuyển thông qua các ứng dụng công nghệ là sự cẩn trọng cần có.

Với quy định này, các nhà hàng, quán cà phê số lượng người lao động ít không quá khó khăn để đáp ứng. Những người bán hàng rong, hộ kinh doanh cá thể không đáp ứng được yêu cầu sẽ “chờ một nhịp”, mở lại sau khi tỉ lệ bao phủ vắc xin đã đạt ở mức an toàn, không cần kiểm soát theo địa chỉ nữa. Với tốc độ tiêm vắc xin nhanh như hiện nay, ông Nam dự báo các yêu cầu về “3 tại chỗ” cũng sẽ sớm được tháo bỏ.

Tuy nhiên, đối với các hoạt động liên quan đến đội ngũ shipper công nghệ, TS Lương Hoài Nam cho rằng cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để mở rộng hoạt động của họ. Nhu cầu đặt hàng, mua đồ của người dân không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi 1 quận, huyện. Khách hàng đặt hàng qua app rất khó tính được nơi nào có hàng, nằm ở quận nào… Do đó, không nên giới hạn địa bàn hoạt động của shipper.

“Tỷ lệ tiêm vắc xin của shipper khá cao, những người được phép hoạt động đều đã được kiểm soát chặt thông tin từ doanh nghiệp, Bộ Công thương. Cần cơ chế thông thoáng cho hoạt động giao – nhận hàng hóa để thuận tiện cho người dân và những cơ sở kinh doanh bắt đầu được mở lại” – ông Nam đề xuất.

Theo Thanh niên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here