Gia đình thắc mắc tại sao nam sinh đi xe ôm đến Trường ĐH Công nghệ trước khi tử vong?

0
243

Hàng trăm người đã đến viếng, chia buồn tại đám tang của nam sinh Bình Định xấu số trong sáng nay. Còn gia đình nạn nhân vẫn còn điều chưa thể lý giải.

Cả làng đón Nghĩa về nhà

Ngày 16/2, 5h sáng, chiếc xe cứu thương chở sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa (19 tuổi) đã được đưa về nhà ở thôn Trà Sơn (xã Tây An, huyện Tây Sơn, Bình Định).

5 ngày sau khi tạm biệt gia đình, làng xóm, quê hương để lên đường vào Sài Gòn, Nghĩa trở về trong chiếc quan tài lạnh lẽo.

Tại thôn nhỏ Trà Sơn, hàng trăm người đứng bên đường lặng lẽ cúi đầu khi chiếc xe cứu thương chầm chậm chạy qua. Bà Trần Thị Ty, mẹ Nghĩa đau đớn ngất lịm khi nhận con trai.

Hàng trăm người chứng kiến không kìm nén được nước mắt. 15 phút được nhân viên y tế chăm sóc, bà Ty mới hồi tỉnh.

Hàng xóm, người thân đến viếng đám tang nam sinh viên xấu số.

“Con ơi, sao con bỏ mẹ mà đi thế này. Nghĩa ơi Nghĩa”, bà Ty khóc lớn gọi tên con.

Từ ngày con mất tích, bà Ty như người mất hồn, nằm liệt một chỗ. Tin tức về Nghĩa, người nhà tại TP.HCM không dám báo cho bà. Tuy nhiên, linh cảm của người mẹ khiến bà Ty gục ngã vào sáng sớm ngày hôm qua.

Ông Nguyễn Công Đoàn – cha Nghĩa, những ngày qua cố gắng mạnh mẽ nhưng giờ đây cũng sụp đổ. Ông Đoàn ngồi thất thần, hướng ánh mắt đờ đẫn ra không gian vô định. Người đàn ông một đời sương gió lâu lâu lại liếc nhìn di ảnh con. Đôi mắt ông sưng húp sau nhiều ngày thức trắng ngóng tin con.

Dòng người lặng lẽ vào viếng Nghĩa. Trên bàn thờ, cậu sinh viên 19 tuổi vẫn nở nụ cười tươi tắn. Bạn bè, thầy cô, hàng xóm lặng lẽ khóc.

15h30 cùng ngày, hàng trăm người đã đưa linh cữu nam sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa đến nghĩa trang gần nhà trong nước mắt.

Gia đình vẫn còn thắc mắc một vấn đề liên quan đến nam sinh

Gia đình Nghĩa cho biết suốt 12 năm học, Nghĩa luôn là học sinh giỏi. Là con út trong gia đình 2 anh em, Nghĩa hiền lành, ngoan ngoãn nên ai cũng thương.

“Cháu rất ngoan hiền, không chơi bời gì cả. Chúng tôi ai cũng tự hào về cháu nhưng giờ thì mất hết”, ông Trần Văn Sơn, cậu ruột Nghĩa chia sẻ.

Theo gia đình, trước khi Nghĩa vào TP.HCM, gia đình đã dặn dò rất chu đáo. Họ hàng ở TP.HCM cũng thông tin liên tục để hướng dẫn cháu.

Bà Ty khóc vật vã bên quan tài con trai.

“Khi không liên lạc được, gia đình đã thấy rất lo. Người nhà không liên lạc với cháu liền đến bến xe Miền Đông xem sao. Sau đó thì cháu mất tích cho đến khi phát hiện em trên sông Sài Gòn”, ông Sơn nói.

Cơ quan công an TP.HCM bước đầu xác định chưa có dấu hiệu án mạng. Tuy nhiên, gia đình vẫn có những điểm thắc mắc về cái chết của Nghĩa.

“Chúng tôi chưa hiểu vì sao nam sinh viên này đi xe ôm đến khu vực Trường ĐH Công nghệ TP.HCM như lời người chạy xe ôm kể trong khi Nghĩa là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM”, đại diện gia đình thắc mắc.

Theo Trí thức trẻ

nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/gia-dinh-thac-mac-tai-sao-nam-sinh-di-xe-om-den-truong-dh-cong-nghe-truoc-khi-tu-vong-82022162163653497.htm

Nhiều người giật mình cà vẹt xe bị sai tiếng Anh trong cách dùng từ

Mạng xã hội đang xôn xao chia sẻ hình ảnh mẫu cà vẹt xe (Giấy đăng ký xe) của Việt Nam do Cảnh sát giao thông (CSGT) cấp dùng từ tiếng Anh không chính xác.

Theo đó, trên các cà vẹt xe mẫu cũ và mẫu mới của Việt Nam do các cơ quan đăng ký xe của Cục CSGT cấp đều có nội dung bằng tiếng Việt và mở ngoặc bằng tiếng Anh.

Trên các cà vẹt xe ô tô có thêm phần “Số ghế ngồi (Sit)” được cho là không chính xác. Trong tiếng Anh, từ để nói về chỗ ngồi là “seat”, không phải “sit”.

Theo tìm hiểu, cà vẹt xe được tài khoản này đăng tải là do Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cấp. Không chỉ có cà vẹt được cấp tại TP.HCM mà theo kiểm tra đối chiếu của Thanh Niên, cà vẹt xe ô tô ở nhiều tỉnh thành, địa phương cũng cùng bị lỗi sai cách dùng từ ‘sit’ này.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, đây cũng là phôi cà vẹt dùng chung trên cả nước do Cục CSGT gửi về các địa phương.

Tiếng Anh trên cà vẹt xe “Số chỗ ngồi (Sit) không chính xác. THANH HẢI

Khi chúng tôi đưa cà vẹt xe cho một giảng viên người nước ngoài đang làm việc tại một đại học quốc tế ở Việt Nam thì người này cho rằng cách dùng từ này là sai, không thể dùng “sit” trong trường hợp này.

Cà vẹt xe là vậy nhưng trong khi đó, trên bằng lái (giấy phép lái xe), ở phần các loại xe cơ giới được điều khiển nằm ở mặt sau, phần mở ngoặc tiếng Anh đã dùng “seats” để nói về số chỗ ngồi (5,7,…) trong xe.

Danh từ “sit” có nghĩa là cách mà một bộ quần áo phù hợp; hành động hoặc khoảng thời gian ngồi. CHỤP MÀN HÌNH

Theo từ điển Oxford Dictionary, “seat” là một nơi mà bạn có thể ngồi, ví dụ như trong ô tô. CHỤP MÀN HÌNH

Trao đổi với Thanh Niên sáng 13.2, trung tá Phạm Việt Công, Trưởng phòng Hướng dẫn, đăng ký và kiểm định phương tiện (Cục CSGT) cho biết, đơn vị đang cho rà soát hết lại, sắp tới sẽ chỉnh sửa lại cho phù hợp.

Cà vẹt mẫu cũ cũng dùng “sit” để chỉ số chỗ ngồi. ĐỘC LẬP

Trung tá Phạm Việt Công nói: “Cái này cũng từ trước rồi. Hiện đang trong tổng thể cải cách hành chính, dịch vụ công, rà soát lại, sau này sẽ tính toán, không phù hợp thì sửa lại”.

PV đặt câu hỏi: Có góp ý của chuyên gia về tiếng Anh vậy CSGT sẽ xem xét lại phần này? Trung tá Công cho hay: “Trước đây chúng tôi cũng đưa lên mạng lấy ý kiến các bộ, ban ngành rồi, có thể do cách dịch nghĩa. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp thu và chỉnh sửa theo tiến độ thông tư. Còn nhiều vấn đề chúng tôi sẽ rà soát để sửa lại theo tinh thần phù hợp cải cách hành chính, dịch vụ công”.

Trưởng phòng Hướng dẫn, đăng ký và kiểm định phương tiện khẳng định, nếu cà vẹt mới có thay đổi gì thì những người dùng cà vẹt xe cũ không phải thay đổi gì.

Theo Thanh niên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here