Ông Lê Tùng Vân – Tịnh thất Bồng Lai dạy các ‘chú tiểu’ học bằng phương pháp siêu phàm?

0
153

Theo đại diện Tịnh thất Bồng Lai, ông Lê Tùng Vân là người đảm nhận việc dạy học cho các ‘chú tiểu’ tại cơ sở. Ông có một phương pháp ‘siêu phàm’ khiến đứa trẻ nào cũng tiến bộ.

Chúng tôi có những phương pháp riêng

Vào năm 2019, nhóm 5 chú tiểu của Tịnh thất Bồng Lai từng gây chú ý khi tham gia vào chương trình Thách thức danh hài. Cả 5 em bé gồm Pháp Tâm, Trí Tâm, Nghi Tâm, Ngọc Tâm và Minh Tâm đã được giải thưởng cao từ cuộc thi.

Bước ra khỏi Thách thức danh hài, các “chú tiểu” đã được nhiều người biết đến hơn. Kênh YouTube riêng các bé hiện đã có hàng triệu lượt người theo dõi. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan chức năng địa phương đã cho biết những “chú tiểu” đang được nuôi dưỡng tại đây không phải là trẻ mồ côi và phần lớn đều có quan hệ huyết thống với ông Lê Tùng Vân.

Trưa ngày 26/11, ông Nhị Nguyên, đại diện Tịnh thất Bồng Lai đã có những chia sẻ với PV về phương pháp nuôi dạy trẻ tại cơ sở này.

Ông Lê Tùng Vân - Tịnh thất Bồng Lai dạy các chú tiểu học bằng phương pháp siêu phàm? - Ảnh 1.

Các “chú tiểu” tại Thách thức danh hài

Cụ thể, ông Nguyên cho biết rằng các bé đều đang theo học văn hóa theo chương trình trên lớp. Ở nhà, các bé sẽ tham gia các lớp “ngoại khóa” do ông Lê Tùng Vân đứng lớp. Ông Nguyên cho biết:“Chúng tôi chia ra cho các bé thời khóa biểu để học đạo, học tiếng Anh, học kĩ năng, học nghệ thuật. Tất cả các lớp đều do thầy Tùng Vân giảng dạy, các “sư cô” hỗ trợ.

Về chuyện dạy Anh văn, chúng tôi soạn ra bài nói chuyện, viết lên bảng để các bé học theo. Thỉnh thoảng, chúng tôi sẽ nói chuyện với các bé bằng một vài từ đã từng được học để các bé ghi nhớ. Theo quan sát của tôi, các bé ở đây đều tiến bộ nhanh chóng, ngoan ngoãn, lễ phép, thông minh lanh lợi…

Việc giáo dục trẻ con quan trọng lắm. Nếu đúng phương pháp “siêu phàm” như thầy Tùng Vân, các bé đều ngoan, đều giỏi. Năng khiếu là một phần nhưng phương pháp riêng của chúng tôi mới là cái quan trọng”.

Trên trang YouTuber, Tịnh thấy Bồng Lai cũng đăng tải một số đoạn video ghi lại cảnh học hành của các “chú tiểu”. Theo đó, giờ học tiếng Anh sẽ diễn ra vào mỗi tối. Các “chú tiểu” sẽ lần lượt cầm micro lên trước mọi người để nói chuyện. Tuy nhiên, hình thức học tiếng Anh mà các em đang áp dụng là hình thức học thuộc lòng.

Ông Lê Tùng Vân - Tịnh thất Bồng Lai dạy các chú tiểu học bằng phương pháp siêu phàm? - Ảnh 2.

Ảnh cắt từ clip

‘Chú tiểu’ 3 tuổi học thuộc kinh thần chú

Về ý tưởng đi thi Thách thức dành hài, ông Nhị Nguyên cho biết những người tại cơ sở này đã phải “vất vả” viết kịch bản, tập luyện cho các chú tiểu. “Lúc đi thi, Pháp Tâm mới có 3 tuổi nói chuyện chưa rành nên khó học kịch bản dữ lắm.

Tuổi đó con nít người ta chỉ vọc các chơi thôi. Chúng tôi phải đóng vai theo kịch bản, quay clip lại rồi đưa cho các bé coi. Từ đó, bọn nhỏ mới nhớ nói gì, diễn sao rồi làm theo đó. Theo tôi thấy, các bé ở đây rất thông minh. Như bé Đức Tâm chỉ mới 3,5 tuổi thôi mà đã thuộc kinh thần chú thủ lang nghiêm, đọc nửa tiếng đồng hồ”, ông Nguyên nói.

Hiện tại, việc chăm sóc các em do các “sư cô” đảm nhận là chính. Ông Lê Tùng Vân chỉ hỗ trợ giảng dạy tại Tịnh thất Bồng Lai.

Ông Lê Tùng Vân - Tịnh thất Bồng Lai dạy các chú tiểu học bằng phương pháp siêu phàm? - Ảnh 3.

Các em được xác định không phải là trẻ mồ côi

Liên quan đến những trẻ em tại Tịnh thất Bồng Lai, bà Trần Thị Ngọc Nữ, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho hay: “Tại Khoản 12 Điều 6 Luật Trẻ em cũng quy định hành vi bị nghiêm cấm là lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. Do đó, nếu người nào có hành vi nói các cháu bé là “chú tiểu mồ côi” để lợi dụng xin tiền tài trợ, ủng hộ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân khác là vi phạm pháp luật.

Để bảo vệ quyền trẻ em, chính quyền địa phương cần phải xác minh, làm rõ ai là cha, mẹ thật sự của các bé, để các bé được hưởng đầy đủ các quyền của mình đã được Luật Trẻ em quy định”.

Trước đó, trong phóng sự “Sự thật về Tịnh thất Bồng Lai được phơi bày” của Đài truyền hình Long An, ông Hồ Trường Ca, Chủ tịch UBND xã Hoà Khánh Tây cho biết, địa phương đã làm giấy khai sinh cho 3 em nhỏ ở Tịnh thất bồng Lai. Theo đó, bé Lê Thanh Mẫu Nghi, Lê Thanh Pháp Vương có mẹ là Lê Thanh kỳ Duyên. Lê Thanh Minh Triết có mẹ là Lê Thanh Huyền Trang. “Các em đều có mẹ mà không có cha. Còn lại một số em đăng ký khai sinh ở địa phương khác”, ông Hồ Trường Ca xác nhận.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tịnh thất Bồng Lai: ‘Ai nói tu không được tập gym, ca hát là chưa biết tu’

Vừa qua, những chia sẻ về phương pháp “tu tập” của nhóm người thuộc Tịnh thất Bồng Lai đã khiến dư luận xôn xao.

Cộng đồng mạng tranh cãi nảy lửa

Vừa qua, ông Nhị Nguyên, một “tu sĩ” tại Tịnh thất Bồng Lai (tên mới là Thiền am bên bờ vũ trụ) đã chia sẻ một số quan điểm về tu tập thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo ông Nguyên, việc “tu tập” là để hướng đến những cái tốt, cái đẹp, cái hay trong cuộc sống. 

“Tập gym ngoài rèn luyện thân thể, nó còn cho chúng tôi được tính kiên trì, nhẫn nại. Đây là một bộ môn rất khó tập, đòi hỏi phải có sự kiên trì để theo đuổi. Vào tập cầm cục tạ nặng quá thì chúng ta sẽ rất dễ nản. Có được một thân thể đẹp đâu phải là chuyện 1,2 ngày mà từ năm này qua tháng nọ. Chúng tôi nghĩ tu tập là phải làm sao cho mình tiến bộ lên, chứ không phải tu rồi là không biết gì hết“, ông Nguyên nói. 

“Tu sĩ” Nhất Nguyên

Trước đó, mạng xã hội cũng đã lan truyền những hình ảnh các “sư thầy” tại cơ sở này tham gia vào các cuộc thi thể hình, ca hát. Câu chuyện này đã khiến dư luận phân làm 2 luồng ý kiến, tranh cãi nảy lửa. 

Cụ thể, một số người cho rằng việc người tu hành mà đi tập gym là “lệch lạc, đi ngược lại với giáo lý nhà Phật”. Đồng thời, quan điểm này đã được bảo vệ bởi các dẫn chứng như người xuất phải phải đảm bảo một số giới luật của nhà Phật. Trong đó, việc “huấn luyện” các “chú tiểu” tham gia cuộc thi tài năng, “sư thầy” bước vào các phòng tập thể hình… là điều không chấp nhận được.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc làm của ông Lê Tùng Vân cùng các “đồ đệ” là không sai. “Tu là tu tại tâm tôi, hình thức chẳng là gì. Miễn sao họ không ác độc, hại người là được. Sao mình không nhìn cái hay, cái đẹp của người ta để bắt chước. Tập để sống khỏe, sống đẹp cũng giúp đầu óc minh mẫn và tiến tới điều thiện, điều tốt”, một tài khoản bình luận trên mạng xã hội.

“Tu làm sao cho mình giỏi hơn người đời”

Trước những luồng ý kiến này, PV đã liên hệ với ông Nhị Nguyên, “tu sĩ” phía Tịnh thất Bồng Lai. Ông Nguyên cho biết: “Tôi không muốn nói nhiều để người ta nghĩ rằng mình “thanh minh thanh nga”. Tuy nhiên, tôi muốn lên tiếng để người ta hiểu đúng về “tu tập”.

Mình tu làm sao phải giỏi hơn người đời, cho trí tuệ mình “hạng nhất”. Đối với tôi, tu hành không phải gặp chuyện gì cũng “A di đà Phật” hiền lành cho qua chuyện. Việc tu tập là không để trí tuệ mình thua chúng sanh. 

Người ta nói rằng tu không được hát ca, tập thể hình. Tôi thấy quan điểm đó giống như “đi tu là mờ mịt”, là đen tối, là không còn học hỏi, rèn luyện được gì cho tâm hồn mình nữa. Đối với tôi, họ không biết tu là gì”. Cũng theo ông Nguyên, thời gian qua, các “sư thầy” tại Tịnh thất Bồng Lai cũng đã tham gia vào nhiều cuộc thi thể hình. 

Hoàn Nguyên thường xuyên đến các phòng tập gym

Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng đã bày tỏ quan điểm: “Tịnh thất Bồng Lai, những người ở đó là giả mạo tu sĩ, không phải là Phật tử hay tu sĩ Phật giáo. Nói về giáo lý của người tu Phật với họ là thừa.

Tu tại gia là từ chỉ những người Phật tử có ý muốn học theo Đức Phật. Họ có cuộc sống bình thường, để tóc, mặc thường phục, ăn thức ăn ngoài đời, có vợ có chồng, có con. Những người này gọi là tu tại gia hay cư sĩ”.

Qua đó, Thượng tọa cũng đã đưa ra quan điểm của người tu tại gia trong Phật giáo: “Người tu tại gia được quyền làm mọi thứ người ta muốn, miễn là hành động đó luật pháp không cấm. Luật Phật cũng có một số quy định với người tu tại gia, nhưng luật Phật không cấm người ta tập thể hình hay ca hát, kiếm tiền, hưởng lạc.

Còn có một nhóm khác, là những người xuất gia đúng theo chuẩn nhà Phật, có thọ giới và được thừa nhận, cấp chứng điệp của Giáo hội để làm tu sĩ, có chứng nhận của chính quyền là tu sĩ.

Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe, vì lý do tuổi già, ở chùa không có người chăm sóc, cho nên họ xin phép về nhà để cho người nhà chăm sóc. Trường hợp đó là người xuất gia nhưng sống ở nhà. Họ vẫn thực hiện các nghi lễ tôn giáo, sinh hoạt y như khi ở chùa, vẫn là các tu sĩ hợp pháp, không phải là người tu tại gia”.

Về cơ sở Tịnh Thất Bồng Lai, vừa qua, trong cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2021 về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác của Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Trọng – Phó trưởng Ban tôn giáo Chính phủ đã thông tin, Tịnh thất Bồng Lai không phải là tự viện hợp pháp và không do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý. Những người đang sống và sinh hoạt tại đây không phải là tu sĩ Phật giáo và có dấu hiệu lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để kêu gọi lòng tốt của tín đồ Phật giáo.

Đồng thời, ông Trọng cũng khẳng định, Tịnh thất Bồng Lai là vụ việc có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi.

Theo doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/tinh-that-bong-lai-ai-noi-tu-khong-duoc-tap-gym-ca-hat-la-chua-biet-tu-161212611192842051.htm

Thực hư hình ảnh ông Lê Tùng Vân cùng nhóm người Tịnh thất Bồng lai đi mua đất ở An Giang

Hình ảnh mới nhất của nhóm người Tịnh thất Bồng lai được cho là chụp ở An Giang đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Chiều tối ngày 23/11, mạng xã hội lan truyền hình ảnh của nhóm người thuộc Tịnh thất Bồng Lai, gồm ông Lê Tùng Vân, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên, Nhị Nguyên cùng bà Cao Thị Cúc (chủ hộ) tại An Giang. 

Theo đó, người dân đi đường đã nhiều lần “vẫy tay”, chào hỏi khi nhìn thấy các “tu sĩ” Tịnh thất Bồng Lai trên đường. Một số người còn cho rằng hình ảnh này được chụp lại khi ông Lê Tùng Vân đi … mua đất tại An Giang. 

Tuy nhiên, trưa 24/11, trao đổi với phóng viên, ông Nhị Nguyên cho biết: “Chúng tôi về An Giang để sư phụ thăm mộ cha ruột và giải quyết một số công việc cá nhân”. 

Theo ông Nguyên, nhiều người dân đã “vẫy tay” chào họ. “Người ta gặp ở ngoài rất là thương sư phụ, bởi họ biết sư phụ “bị oan”. Đặc biệt là khi thầy lớn tuổi rồi mà còn bị vu khống, nói những điều không hay trong suốt thời gian qua”, ông Nguyên nói. 

Chuyến đi An Giang của ông Lê Tùng Vân và các “đồ đệ” kéo dài 2 ngày, di chuyển bằng xe ô tô cá nhân.

Bên cạnh đó, hiện tại, Tịnh thất Bồng Lai (tên mới là Thiền am bên bờ vũ trụ) đang trong quá trình xây dựng, tu sửa. 

Nhị Nguyên cho biết: “Phòng của các bé hiện tại được cũng là miếng nhôm ngăn vách tạm. Vì nơi này đã cũ không được tu sửa trong 5,6 năm qua nên đã xuống cấp rất nhiều, mình phải xây lên cho nó kiên cố. Hiện tại, dù Tịnh thất đang trong quá trình xây dựng nhưng các thầy vẫn ở đây. Buổi tối, mỗi người chia nhau ngủ một góc”.

“Thời gian qua, chúng tôi đã chịu nhiều áp lực về phía dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín. Tuy nhiên, chúng tôi đã chọn cách vui vẻ bỏ qua vì “các thầy”, “các cô” đều là người tu hành. Người ta có miệng thì người ta nói, mình đâu thể đôi co”, ông Nguyên nói thêm.

Về cơ sở Tịnh Thất Bồng Lai, vừa qua, trong cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2021 về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác của Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Trọng – Phó trưởng Ban tôn giáo Chính phủ đã thông tin, Tịnh thất Bồng Lai không phải là tự viện hợp pháp và không do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý. Những người đang sống và sinh hoạt tại đây không phải là tu sĩ Phật giáo và có dấu hiệu lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để kêu gọi lòng tốt của tín đồ Phật giáo.

Đồng thời, ông Trọng cũng khẳng định, Tịnh thất Bồng Lai là vụ việc có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi.

Theo Trí thức trẻ

Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/thuc-hu-hinh-anh-ong-le-tung-van-cung-nhom-nguoi-tinh-that-bong-lai-di-mua-dat-o-an-giang-820212411161136537.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here