TP.HCM: Xe chở phạm nhân va chạm với xe tải khi di chuyển xuống trại giam, 2 cán bộ công an và phạm nhân bị thương

0
267

Tại hiện trường, xe chở phạm nhân bị nghiêng một bên, kính chắn gió bị xé toạc, nhiều mảnh vỡ văng tung tóe khắp nơi.

Ngày 14/3, Công an huyện Củ Chi, TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người bị thương. Theo đó, khoảng 12h39 cùng ngày, xe chở phạm nhân (BKS: 51F-0297) lưu thông trên đường Nguyễn Thị Lắn, hướng từ đường Xuyên Á về đường Hồ Văn Tắng.

TP.HCM: Xe chở phạm nhân va chạm với xe tải khi di chuyển xuống trại giam, 2 cán bộ công an và phạm nhân bị thương - Ảnh 1.
TP.HCM: Xe chở phạm nhân va chạm với xe tải khi di chuyển xuống trại giam, 2 cán bộ công an và phạm nhân bị thương - Ảnh 1.

Hiện trường nơi xảy ra vụ va chạm

Khi đến ngã tư Cây Da (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM), phương tiện không giảm tốc độ, chạy băng qua ngã tư và va chạm với một xe tải mang BKS tỉnh Bình Dương chạy trên đường Hồ Văn Tắng. Cú va chạm mạnh khiến chiếc xe chở phạm nhân hỏng bánh, lật nghiêng về phía bên trái.

Lúc này nhiều người dân khu vực hốt hoảng chạy ra giải cứu người bị nạn. Theo một nhân chứng, vụ việc khiến 2 cán bộ công an và một phạm nhân trong thùng xe bị thương.

Tại hiện trường, xe chở phạm nhân nghiêng một bên, kính chắn gió bị xé toạc, nhiều mảnh vỡ văng tung tóe khắp nơi.

Chiếc xe chở phạm nhân ban đầu được xác định là thuộc biên chế Công an quận Tân Bình, đang trên đường chở phạm nhân xuống Trại giam T17 ở huyện Củ Chi. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Hướng dẫn mới của Bộ Y tế: F0 được ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách

 Ngày 14-3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19, trong đó thay đổi về điều kiện cách ly, cho phép F0 ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.

Hướng dẫn mới của Bộ Y tế: F0 được ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách - Ảnh 1.

F0 được chăm sóc y tế tại nhà ở TP.HCM – Ảnh: THU HIẾN

Hướng dẫn mới bổ sung chi tiết hơn các loại thuốc, vật dụng cần thiết cho F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ khi điều trị tại nhà… Đặc biệt thay đổi về điều kiện cách ly, theo đó yêu cầu tạo không gian cách ly riêng cho F0, nơi cách ly phải thông thoáng, luôn mở cửa sổ…

Theo hướng dẫn, tiêu chí để người mắc COVID-19 (F0) được quản lý tại nhà là người nhiễm COVID-19 được xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính (không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng được điều trị ổn định); người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa trị điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19, đủ điều kiện cách ly tại nhà và được chuyển về nhà tiếp tục chăm sóc.

Các vật dụng cần thiết cho F0 điều trị tại nhà: nhiệt kế, máy đo SPO2 (nếu có), khẩu trang y tế, phương tiện vệ sinh tay, vật dụng cá nhân, thùng chứa chất thải có nắp đậy, phương tiện liên lạc.

Các thuốc điều trị tại nhà: thuốc hạ sốt (paracetamol) số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày, dung dịch điện giải Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác, thuốc giảm ho dùng trong 5-7 ngày, dung dịch nhỏ mũi (natriclorua 0,9%) đủ dùng 5-7 ngày, thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh.

Khi sốt > 38,5ºC hoặc đau đầu nhiều: người lớn dùng paracetamol, mỗi lần 1 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4.000mg)/ngày; trẻ em dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 – 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ), lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.

Khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích F0 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước.

Cũng theo hướng dẫn, người bệnh có thể dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết. Cụ thể:

Ho nhiều: có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin… Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc.

Ngạt mũi, sổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

Tiêu chảy: dùng chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.

Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú: tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

Các thuốc khác: thuốc kháng virus… dùng khi có chỉ định, kê đơn theo quy định hiện hành. 

Bộ Y tế lưu ý không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có chỉ định, kê đơn. Không xông cho trẻ em.

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt: Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… Không bỏ bữa. Người bệnh ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Nên nghỉ ngơi. Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.

F0 ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách

Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế lưu ý về điều kiện cách ly: “Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, luôn mở cửa sổ”.

Đồng thời bổ sung mục “Khai báo y tế” với F0 điều trị tại nhà; bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.

Theo đó, F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:

– F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

– Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0.

– Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế để các đồ dùng, vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.

– Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hằng ngày và khi dây bẩn.

– Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

Theo Tuổi trẻ

Tranh cãi Tiktoker quay clip ‘khoe’ mình là f0 nhưng vẫn rủ bạn đi chơi, đi cafe: ‘F0 giờ bình thường mà’

Đoạn clip nam thanh niên “tự hào” cho biết mình đang là f0 nhưng vẫn thoải mái ra đường, thậm chí đến nơi đông người như quán cafe đang bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội.

Tình hình dịch Covid-19 hiện tại vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới mỗi ngày vẫn rất lớn khiến người dân cũng chủ động nâng cao ý thức phòng dịch hơn. Song, riêng thanh niên này lại có vẻ “lạc quan” đến mức chủ quan khi đang mắc Covid-19 nhưng vẫn ra ngoài cùng bạn, đến nơi đông người như đi ăn, đi quán cafe. 

Tranh cãi Tiktoker quay clip khoe mình là f0 nhưng vẫn rủ bạn đi chơi, đi cafe: F0 giờ bình thường mà

Cư dân mạng vì thế nhanh chóng truy tìm thông tin của nam thanh niên này. Hóa ra đây là một hot tiktoker tên N.L và sở hữu tài khoản Tiktok có đến 1,8 triệu lượt theo dõi. Đáng nói, N.L còn tự tin tuyên bố trong clip ra ngoài cùng bạn trong lúc đang nhiễm bệnh: “F0 bây giờ bình thường rồi mà”. 

Có lượng người theo dõi cao với số lượt xem hơn 1 triệu view mỗi clip, quan điểm sai lệch của N.L trong clip mới này vì thế càng bị chỉ trích dữ dội. Hiện tại, N.L cũng đã xóa đoạn clip này trên Tiktok. 

Tranh cãi Tiktoker quay clip khoe mình là f0 nhưng vẫn rủ bạn đi chơi, đi cafe: F0 giờ bình thường mà
Tiktok này cho biết mình là F0 nhưng vẫn đi quán cafe cùng bạn…
Tranh cãi Tiktoker quay clip khoe mình là f0 nhưng vẫn rủ bạn đi chơi, đi cafe: F0 giờ bình thường mà
…khiến cư dân mạng chỉ trích gay gắt.

Câu nói của mấy người coi thường bệnh tật, thử bị rồi dính hậu Covid xem bình thường không

Thiếu ý thức trầm trọng, người ta sống trên đời hơn thua nhau ở chỗ này đây

Vậy là mọi người chưa biết F0 hậu Covid nó tổn hại sức khỏe cở nào rồi. Mình bị rụng tóc rất nhiều, hay quên, xương khớp yếu hơn trước.

Theo căn cứ điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người nào bị nhiễm Covid-19 nhưng từ chối hoặc trốn tránh việc cách ly thì sẽ bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng. Như vậy, nếu đã biết mình mắc Covid-19 nhưng F0 vẫn đi lại bình thường, không cách ly điều trị tại nhà thì có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.

Vy, Theo Sở hữu trí tuệ

Ảnh: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here