Vừa “thoát cửa tử” đã vội vào chăm 3 con F0: Con thơ ngơ ngác không nhận ra mẹ sau nhiều ngày ở cùng hàng xóm

0
141

Cả 4 mẹ con đều là các F0 được điều trị ở hai điểm cách ly khác nhau. Người mẹ khỏi bệnh sớm hơn nên đã xin vào khu điều trị của con để đoàn tụ với các bé.

Trong tâm dịch, phần lớn các F0 khi được đưa đi điều trị sẽ phải xa cách gia đình một thời gian. Có khi, cả nhà nhiễm bệnh nhưng tùy vào tình hình sức khỏe cũng như tình hình thực tế của các bệnh viện, các thành viên sẽ được điều trị tại những cơ sở khác nhau. Chỉ đến khi đủ tiêu chuẩn xuất viện, cả gia đình mới được đoàn tụ.

Mạng xã hội đang chia sẻ đoạn clip ngắn ghi lại cuộc hội ngộ xúc động của bốn mẹ con, tạm xa nhau một thời gian vì dịch bệnh. “Mẹ bị COVID-19 được đưa đi cách ly tập trung. 3 đứa con thơ đành ngậm ngùi gửi cho hàng xóm. Sau đó, hàng xóm và các bé cũng bị COVID-19 nên được đưa đi cách ly ở một điểm khác. Không thể ở bên chăm sóc con, người mẹ ngày nào cũng khóc.

Hôm nay, người mẹ được cho về nhà cách ly vì nồng độ virus đã giảm (CT trên 30). Lo lắng cho các con, chị xin điểm cách ly cho qua ở với các con. Chị chấp nhận tất cả, chấp nhận bị lây nhiễm lại để được ở bên con“, Thiên Lý, người hỗ trợ cho cuộc đoàn tụ xúc động của bốn mẹ con chia sẻ.

Người mẹ, dáng vẫn còn mỏi mệt nhưng rạng rỡ bước vào phòng toàn những F0 như các con mình. Em bé lớn nhất khoảng 4 tuổi lon ton chạy ra đón mẹ, phụ mẹ xạc đồ cá nhân. Em ôm chầm lấy mẹ từ phía sau, khẽ đẩy mẹ vào phòng, reo lên: “Mẹ lên tới rồi!“. Rất hồn nhiên, cô bé lục trong bọc đồ mẹ mang tới, hỏi “Bánh đâu?”.

Em bé thứ hai, khoảng 2 tuổi, hớn hở đứng cạnh, cười toe toét rồi nhún nhảy, ra chiều muốn mẹ bế bồng. Khi đã được mẹ bế, bé cười sung sướng, dụi đầu vào vai mẹ mà hít hơi. Người mẹ xúc động ôm lấy con mà hôn hít.

Một người phụ nữ khác, có vẻ là hàng xóm được chị gửi gắm con ngồi ngay gần, nựng nịu bé út cỡ vài tháng tuổi như nhắc người mẹ: “Nè, cục vàng nè, cục vàng bé bỏng nè“.

Bé út mới đầu còn ngơ ngác chưa nhận ra. Mãi đến khi thấy hai chị xoắn xuýt ôm mẹ, nghe thấy giọng mẹ và nhìn rõ gương mặt, em mới nhoẻn miệng cười tươi.

Sau khi cảm ơn người dẫn mẹ vào phòng, ba đứa cứ quẩn quanh cạnh mẹ, ôm ghì lấy không muốn rời.

Cuộc hội ngộ xúc động của mẹ và 3 con là F0. (Nguồn: Thiên Lý VOV BD)

Để có cuộc hội ngộ này, thực ra cũng không dễ dàng. Thiên Lý tiết lộ, thời điểm người mẹ được ra viện và ngỏ ý muốn chăm con, hai điểm cách ly cũng đồng ý nhưng không còn xe đưa đón. Thiên Lý đã liên hệ với xe tình nguyện để hỗ trợ chở người mẹ sang đoàn tụ với các con.

“Nhìn cảnh mẹ con gặp nhau mà rơi nước mắt. Mong rằng dịch bệnh mau qua khỏi để không còn cảnh chia ly” – cô viết.

Video này đã được chia sẻ rất nhiều trên các hội nhóm. Cảnh quấn quýt của ba em nhỏ làm nhiều người bất giác chảy nước mắt, vừa thương vừa mừng cho gia đình nhỏ vì đã được hội ngộ. Sự dũng cảm của người mẹ, bất chấp nguy cơ tái lây nhiễm cũng được nhiều người đồng cảm. Bởi với người mẹ, không có gì quan trọng bằng những đứa con mình dứt ruột đẻ ra, kể cả sự an nguy của bản thân.

Theo pháp luật & bạn đọc

Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/vua-thoat-cua-tu-da-voi-vao-cham-3-con-f0-con-tho-ngo-ngac-khong-nhan-ra-me-sau-nhieu-ngay-o-cung-hang-xom-162213108211524410.htm

Một gia đình “cầu cứu” xin tiếp tế thực phẩm, cán bộ xuống thăm thấy tủ lạnh ngập thức ăn, gạo, sữa đầy trong kho

Trong video, có thể thấy gia đình nọ đã lộ ra việc không thực sự khó khăn như trình bày trước đó trên đường dây nóng. Nhưng cách ứng xử của cán bộ xã mới đặc biệt gây chú ý.

Tổng đài 1022 đang được coi là một trong những “phao cứu sinh” cho người dân gặp khó khăn về dân sinh, lương thực thực phẩm của nhiều người dân sống trong vùng dịch bệnh. Dù có người trực tiếp phản ánh rằng, họ không thể gặp được nhân viên tiếp nhận thông tin mà chỉ được thông báo nhân viên trực tổng đài bận do quá tải, nhưng tổng đài này vẫn mang lại hy vọng được “tiếp tế” cho những hộ gia đình cần kíp.

Vậy mà, cũng có trường hợp người được tiếp nhận thông tin lại không thực sự khó khăn như lời kêu cứu. Một video dài gần 5 phút quay lại cảnh cán bộ địa phương đến làm việc với nhân dân mới đây đang khiến dân mạng bức xúc. Bởi lẽ, gia đình này liên tục gọi lên đường dây nóng kêu cứu, xin hỗ trợ lương thực cho người lớn và sữa cho em bé, nhưng khi cán bộ đến tận nơi kiểm tra thì thực tế lại khác.

Trong clip, có thể thấy đây là nhà riêng khá khang trang, có 2 tầng lầu. Căn nhà rộng rãi, không quá nhiều đồ nhưng được gia chủ giữ rất sạch sẽ, gọn gàng. Những đồ gia dụng như tivi, máy giặt, tủ lạnh, máy lọc nước, bếp… đầy đủ tiện nghi cơ bản.

Một gia đình cầu cứu xin tiếp tế thực phẩm, cán bộ xuống thăm thấy tủ lạnh ngập thức ăn, gạo, sữa đầy trong kho - Ảnh 1.

Nhà cửa của hộ gia đình này khá khang trang, rộng rãi và sạch sẽ.

Khi đến thăm nhà, tổ công tác nói chuyện nhã nhặn, hỏi han với giọng tâm tình: “Nhà anh có mấy người, nhà về đây lâu chưa? Vô thăm nhà tí nha anh. Anh chị làm nghề gì, nay đang thất nghiệp hay sao? Nay Ủy ban xã xuống nhà anh thăm tí, nghe nói là thiếu lương thực đúng không?…”

Hai vợ chồng chia sẻ, nhà chỉ có người chồng làm công ty, nhưng đã thất nghiệp 3 tháng nay, còn vợ ở nhà nuôi con. Nhà họ xây đã được 5 năm và có hộ khẩu thường trú 4 năm.

Khi được hỏi về thực phẩm, hai vợ chồng lúng túng nói là “1 tuần đi chợ 2 lần”. Trong nhà họ lúc đó, có thể thấy có 2 thùng sữa tươi loại đắt tiền và nhiều lốc sữa lẻ. Người vợ nói sữa là do họ tự mua và chị gái cho. Gia đình cũng có có thùng mì.

Còn trong tủ lạnh, khi cán bộ mở ra xem thử thì thấy đầy các túi thực phẩm, rau, thịt, hàng chục lon bia. Thùng gạo cũng đầy, có một bao cỡ 20 – 30kg gạo.

Sữa, mì, gạo và rau thịt chất đầy tủ lạnh, nhưng gia đình này vẫn gọi điện đến để xin “cứu đói”.

Tuy tình hình thực tế khá rõ, nhưng nữ cán bộ vẫn rất nhã nhặn hỏi lại: “Nãy chị nói muốn xin sữa cho bé là sữa gì ạ? Nhà mình còn thiếu đồ ăn gì không anh?”. Hai vợ chồng bối rối không trả lời, lí nhí giải thích là sữa cho bé được cho lâu rồi, giờ vẫn muốn xin thêm 1 thùng (loại đắt): “Dạ, muốn xin cho bé, mỗi người cho một vài thùng cho bé uống đó chị”, nhưng nhấn mạnh là xin đúng loại gia đình đang dùng.

Nam cán bộ xã, sau khi thị sát tình hình vẫn nhẹ nhàng nói rằng, gia đình có nhu cầu gì về thực phẩm thì cứ đề đạt, xã sẽ xem xét. Người này hỏi kỹ lại cặp vợ chồng:

– Từ hồi đầu dịch đến giờ, xã có hỗ trợ lương thực thực phẩm gì cho anh chị không?

– Có phát rau 3 lần, cứ hơn 1 tuần là có đợt mới.

– Rồi giáo xứ tặng rau, trái cây nữa đúng không?

– Đúng, mà chỉ có rau với trái cây thôi, không có gì khác.

– Bây giờ cũng chỉ có vậy thôi à. Có ai cấp gạo chưa?

– Dạ chưa.

– Rồi, tôi sẽ ghi nhận.

Một gia đình cầu cứu xin tiếp tế thực phẩm, cán bộ xuống thăm thấy tủ lạnh ngập thức ăn, gạo, sữa đầy trong kho - Ảnh 4.

Thực phẩm khô, sữa và kho chứa gạo của gia đình vẫn còn nhiều đồ.

Video clip trên đã khiến nhiều người phẫn nộ, đặc biệt là người đang thực sự gặp khó khăn, không nhờ mua được hoặc chưa đến lượt hỗ trợ thực phẩm, vì có thể thấy, dù hai vợ chồng thất nghiệp nhưng vẫn nhận được giúp đỡ từ bên ngoài, gia cảnh cũng không đến nỗi khó khăn. Nhưng gây chú ý hơn cả là cách tiếp nhận, xử lý thông tin khéo léo của cán bộ địa phương.

“Nhà này có lẽ thấy người ta kêu rồi được hỗ trợ cũng muốn kêu thử xem sao, ai ngờ người ta thị sát thực tế luôn. Thích cách nói chuyện nhẹ nhàng của tổ công tác ghê, kiểu hỏi thăm để người ta tự nói ra sự thật chứ không bóc mẽ thẳng mặt làm người ta quê” – một người bình luận.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here